Tìm hiểu công dụng và cách sử dụng dây đau xương để chữa đau nhức xương khớp trong bài viết sau của Vital Noni:
Tìm hiểu về Dây Đau Xương
Dây đau xương tên khoa học là Tinospora sinensis Merr còn gọi là vàng giang hoặc khoan cân đằng, là một loại cây dây leo thường mọc hoang ở các vùng núi rừng. Cây này có thân leo dài, lá mọc đối, hình trái xoan, và hoa màu vàng nhạt. Nhờ có nhiều dược tính quý, dây đau xương đã trở thành một phần quan trọng trong y học cổ truyền.
Lá của dây đau xương trong tự nhiên
Công dụng chính của Dây Đau Xương
Dây đau xương nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng chính của loại cây này:
- Chữa đau nhức xương khớp: Đây là công dụng nổi bật nhất của dây đau xương. Các hợp chất có trong cây giúp giảm đau và viêm, đặc biệt là cho những người bị viêm khớp.
- Kháng viêm: Dây đau xương có khả năng kháng viêm, giúp giảm sưng và đau do viêm khớp.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Thảo dược này giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Hỗ trợ thải độc: Dây đau xương có tác dụng thải độc, giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại.
Cây dây đau xương có công dụng gì?
Cách sử dụng Cây Dây Đau Xương hiệu quả
Có nhiều cách để sử dụng dây đau xương nhằm tận dụng tối đa các công dụng của nó:
- Sắc uống: Bạn có thể dùng lá và thân cây dây đau xương (phơi khô hoặc tươi) để sắc lấy nước uống hàng ngày. Cách này giúp cơ thể hấp thụ tối đa các dược chất.
- Ngâm rượu: Dùng để ngâm rượu uống hoặc xoa bóp trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Rượu dây đau xương không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp giảm stress, đau đầu.
- Kết hợp với các thảo dược khác: Các thang thuốc có thành phần cây dây đau xương mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe, cụ thể mời các bạn tham khảo bên dưới:
Các bài thuốc từ cây dây đau xương
Dưới đây là các bài thuốc từ dây đau xương được tham khảo từ ThS.BS. Trần Danh Phương - Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Thể thao Việt Nam:
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ dây đau xương: Dây đau xương, lá lốt, rễ cỏ xước, đơn gối hạc, cốt khí củ, cam thảo nam, rễ tầm xọng mỗi vị 20g. Uống 1 ngày một thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu từ cây dây đau xương: dây đau xương, củ mài, thỏ ty tử, rễ cỏ xước (mỗi vị 12g) kết hợp cùng đỗ trọng, cốt toái bổ, tỳ giải (mỗi vị 16g). Tất cả đem sắc uống hoặc ngâm rượu uống hàng ngày.
Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp từ cây dây đau xương: Dây đau xương (16g) tế tân, cam thảo (mỗi vị 6g), xuyên khung, quế (mỗi vị 8g), tang ký sinh (16g), rễ cỏ xước tẩm rượu, sao vàng (20g), tục đoạn, tần giao, độc hoạt, đảng sâm, bạch thược, đương quy và thục địa, mỗi vị 12g. Đem sắc và chia ra thành 3 lần uống mỗi ngày.
Các bài thuốc từ cây dây đau xương
>>>MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Công dụng của Hồng Sâm và cách sử dụng
- Cây nhàu trị bệnh gì? Trái, Lá, Rễ Nhàu trị bệnh gì?
- Đông Trùng Hạ Thảo: Công dụng và tác dụng phụ
Câu hỏi thường gặp về Dây Đau Xương
Uống dây đau xương có an toàn không?
Dây đau xương an toàn khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, cần kiểm tra nguồn gốc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là khi bạn có bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc điều trị.
Dây đau xương có thể dùng cho mọi lứa tuổi không?
Dây đau xương chủ yếu dùng cho người trưởng thành, đặc biệt là những người bị đau nhức xương khớp. Trẻ em và phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách sắc uống dây đau xương như thế nào?
Để sắc uống dây đau xương, bạn cần rửa sạch lá và thân cây, cắt nhỏ rồi đun sôi với nước. Sau đó, hạ lửa nhỏ và đun thêm khoảng 15-20 phút. Uống nước sắc này hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dây đau xương có tác dụng phụ gì không?
Khi sử dụng đúng liều lượng, dây đau xương không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều, có thể gây khó tiêu, buồn nôn hoặc dị ứng.
Dây đau xương là một thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vital Noni chân thành cảm ơn quý đọc giả đã đọc bài viết, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!