Cao Huyết Áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Cao Huyết Áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Ngày đăng: 23/04/2024 09:50 AM

    Bệnh cao huyết áp thường gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên ngày nay căn bệnh này đang dần có xu hướng “trẻ hóa”. Hãy cùng Vital Noni tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa huyết áp cao trong bài viết sau:

    I. Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp

    1. Bệnh cao huyết áp là gì?

    Bệnh cao huyết áp (Tăng huyết áp) là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Điều này dẫn đến áp lực cho tim tăng cao, từ đó có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

    2. Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?

    Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (ACC), chỉ số huyết áp bình thường là dưới 120/80 mm Hg. Chỉ số huyết áp cao là từ 120/80 đến 129/80. Trong đó, bệnh tăng huyết áp chỉ số từ 130/80 trở lên.

    Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?

    Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?

    3. Các biểu hiện của bệnh cao huyết áp

    Bệnh huyết áp cao thông thường không có dấu hiệu nào rõ ràng, người bệnh có thể có cảm giác đau đầu, khó thở, tức ngực, cảm giác rõ ràng nhịp đập của tim ở lòng ngực hoặc đôi khi là chảy máu cao. Chính vì không có dấu hiệu rõ ràng nên rất nhiều người mắc huyết áp cao không hề biết mình mắc bệnh. Tuy nhiên, các biến chứng của huyết áp cao là cực kỳ nguy hiểm.

    4. Các nguyên nhân cao huyết áp

    Có 2 nguyên nhân gây ra cao huyết áp là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Cụ thể là:

    Nguyên nhân nguyên phát ( vô căn): Nguyên nhân này xuất phát từ di truyền và bệnh thường phổ biến hơn ở nam giới lớn tuổi.

    Nguyên nhân thứ phát: Trường hợp người bệnh xác định được nguyên nhân bệnh cao huyết áp thì sẽ xếp vào dạng nguyên nhân thứ phát. Cụ thể là các nguyên nhân sau:

    • Nguyên nhân do người bệnh mắc các bệnh về thận, tim mạch.
    • Người bệnh mắc các bệnh về tuyến giáp.
    • Cao huyết áp do tác dụng phụ của thuốc.
    • Tăng huyết áp thai kỳ.
    • Ngoài ra, thói quen sử dụng rượu bia và chất kích thích cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng cao huyết áp.

    II. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

    Khi biết mình mắc bệnh cao huyết áp, cần hỏi rõ bác sĩ cả chỉ số huyết áp trên và dưới, những tác hại lên cơ thể, cách dùng thuốc, cách ăn uống và sinh hoạt để đề phòng một số tác hại thường gặp sau:

    • Đứt mạch máu não (tai biến mạch máu não): thường xuất hiện trên người đang làm việc, đột nhiên té quỵ, có thể đưa đến hôn mê và tử vong, nhẹ hơn là liệt nửa người và tàn phế cả đời.
    • Suy tim cấp dẫn đến phù phổi cấp, có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
    • Lớn tim sau đó là suy tim, mới đầu là cảm giác mệt, phải dừng lại thở khi lên xuống lầu, nặng hơn là phù chân, báng bụng, không làm việc cũng mệt.
    • Nhồi máu cơ tim dễ đưa đến tử vong.
    • Suy thận mạn với các biểu hiện đầu tiên là tiểu nhiều, tiểu đêm.
    • Tác hại lên mắt: Lóa mắt, gây mù, ruồi bay trước mặt, đôi khi mù tạm thời.

    Bệnh cao huyết áp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

    Bệnh cao huyết áp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

    Bệnh cao huyết áp phải chữa trị lâu dài. Việc điều trị gồm hai phần là dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nhiều trường hợp huyết áp ổn định, bệnh nhân được tạm ngưng thuốc nhưng vẫn phải tiếp tục chữa trị qua chế độ ăn uống, sinh hoạt.

    III. Các sai lầm mà bệnh nhân cao huyết áp thường mắc phải

    Người bệnh thường mắc 3 sai lầm sau:

    1. Tự sử dụng thuốc hạ áp

    Có nhiều trường hợp sau khi tự dùng thuốc phải đưa đến bệnh viện cấp cứu vì thuốc không hợp với cơ thể.

    Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết áp trở về bình thường. Cách chữa này có lúc làm cho huyết áp lên rất cao, có lúc lại xuống quá thấp và xuất hiện sớm các tác hại lên não, tim, thận.

    2. Không tái khám và kiểm tra huyết áp thường xuyên

    Không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh và uống lâu dài một toa thuốc cũ có thể không còn phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.

    3. Nhiều người nghĩ rằng trị bệnh cao huyết áp là để hạ huyết áp

    Hiểu như thế là đúng, nhưng chưa đủ và chưa chính xác vì mục tiêu của điều trị cao huyết áp là đưa chỉ số huyết áp về bình thường, tuy nhiên không phải là hạ càng thấp càng tốt. Sau đó, cần duy trì huyết áp ổn định, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp.

    >>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

    IV. 5 Nguyên tắc mà người cao huyết áp cần nắm trong quá trình điều trị bệnh

    Trong quá trình chữa trị, cần thực hiện 5 nguyên tắc:

    • 1. Điều trị không dùng thuốc phải là bước điều trị đầu tiên trong mọi trường hợp, dù là cao huyết áp nhẹ hay nặng, đã có biến chứng hay chưa có biến chứng. Người bệnh nên kiêng ăn các thức ăn gây tăng huyết áp, sử dụng các thức ăn có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra nên kết hợp rèn luyện thể dục cũng như cải thiện chế độ sinh hoạt một cách khoa học.
    • 2. Dùng đúng thuốc: Tùy theo đặc điểm riêng từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc hạ huyết áp thích hợp.
    • 3. Nếu huyết áp thường xuyên cao, người bệnh cần phải theo dõi hàng ngày để bác sĩ kiểm soát và đưa huyết áp về chỉ số thích hợp, an toàn. Bác sĩ sẽ cho thuốc để hạ huyết áp dần dần qua nhiều ngày, tránh hiện tượng hạ huyết áp đột ngột gây biến chứng thiếu máu não, thiếu máu tim. Nếu bệnh nhân tự uống thuốc làm huyết áp hạ quá mức, họ có thể gặp những tai biến trầm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
    • 4. Dùng thuốc đều đặn và liên tục, không ngưng thuốc đột ngột để tránh tình trạng phản ứng dội (huyết áp tăng vọt lên rất cao). Hiện tượng này dễ gây nhiều tai biến như đứt mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Khi huyết áp ổn định, bác sĩ thường giảm liều thuốc dần trong nhiều ngày, người bệnh nên chấp hành tốt.
    • 5. Trong quá trình điều trị, người bệnh phải điều chỉnh các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến cao huyết áp, đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường và bệnh mỡ trong máu cao.

    5 Nguyên tắc mà người cao huyết áp cần nắm trong quá trình điều trị bệnh

    5 Nguyên tắc mà người cao huyết áp cần nắm trong quá trình điều trị bệnh

    V. Cách phòng ngừa các biến chứng của bệnh huyết áp cao

    Giảm cân bằng chế độ ăn uống đối với người bệnh béo phì.

    Trong chế độ ăn uống cần lưu ý các điểm sau:

    • Nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối, mỗi ngày ăn không quá 1-1,5 muỗng cà phê muối (tương đương 5 – 8 gam muối).
    • Nên dùng thức ăn có nhiều kali, canxi, magiê để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định, (kali có nhiều trong chuối, nước dừa, đậu trắng… canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua… manhê có nhiều trong thịt…).
    • Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật, không ăn quá ngọt, hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa, tốt nhất là dùng dầu ôliu hay dầu hướng dương.
    • Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
    • Hạn chế uống rượu bia (kể cả khi huyết áp ổn định).
    • Rèn luyện thân thể thường xuyên: Tập thể dục đều đặn, mỗi ngày khoảng 30-45 phút. Tuyệt đối không gắng sức, nên dùng các loại hình nhẹ nhàng như dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ…

    Người bị huyết áp cao nên tập thể dục thường xuyên

    Người bị huyết áp cao nên tập thể dục thường xuyên

    • Tập thói quen tốt: Sinh hoạt điều độ, ngưng hút thuốc lá, tránh xúc động, lo âu thái quá…
    • Dùng thuốc hạ huyết áp phải do bác sĩ chỉ định, không nên tự mua thuốc uống, tránh gây hại cho người bệnh.
    • Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ, ví dụ như Nước cốt Nhàu Vital. Với công dụng hạ huyết áp, ổn định huyết áp đồng thời bảo vệ sức khỏe toàn diện nhờ có các thành phần dược liệu bổ dưỡng.

    Nước cốt nhàu Vital hỗ trợ điều trị huyết áp cao và bảo vệ sức khỏe toàn diện

    Nước cốt nhàu Vital hỗ trợ điều trị huyết áp cao và bảo vệ sức khỏe toàn diện 

    Trên đây là các thông tin về bệnh cao huyết áp, hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin cần thiết cho quý độc giả. Vital Noni chân thành cảm ơn và kính chúc quý vị thật nhiều sức khỏe.

    Dược Sĩ  Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Dược Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y dược cùng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm viết bài, cung cấp cũng như xác minh các thông tin y khoa và kiến thức trên trang Vitalnoni.com.
    0
    Map
    Zalo 0867-896-678
    Hotline 0867-896-678