Cách trồng cây nhàu, chăm sóc cây nhàu đúng kỹ thuật

Cách trồng cây nhàu, chăm sóc cây nhàu đúng kỹ thuật
Ngày đăng: 06/06/2024 09:16 AM

    Đây là cách bạn có thể tự trồng cây nhàu để làm dược liệu ngay tại nhà, cùng Vital Noni tìm hiểu:

    I. Điều kiện đất đai và khí hậu để trồng cây nhàu

    Cây nhàu có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, nhìn chung vùng nào cũng có thể trồng được cây nhàu.

    Cây nhàu phù hợp với những vùng có đất thoát nước tốt như đất sét hoặc đất thịt, tuy nhiên đây cũng là cây có thể chịu được ngập úng.

    Nhiệt độ phù hợp cho cây nhàu phát triển là từ 20-35°C, với lượng mưa trung bình hàng năm từ 250-4000 mm.

    II. Mùa vụ

    Nhàu ra quả nhiều hơn vào mùa hè so với mùa đông, nhưng cây có lá và quả quanh năm ở bất cứ nơi nào được trồng.

    III. Các cách trồng cây nhàu phổ biến

    Nhàu dễ nhân giống từ hạt, thân, rễ và phân lớp không khí. Phương pháp ưa chuộng là nhân giống bằng hạt và giâm cành từ thân cây.

    1. Trồng nhàu bằng hạt

    Sau khi hái, để quả chín cho đến khi mềm và trong (khoảng 3-5 ngày). Khi quả mềm, bóp để lấy hạt và loại bỏ phần cùi thịt, rửa sạch hạt.

    Ngâm hạt trong nước, hạt nhàu khỏe mạnh sẽ nổi trong nước. Nếu đem trồng ngay, có thể ngâm quả mềm trong nước và xay nhanh để loại bỏ thịt và làm xước nhẹ hạt. Nếu muốn bảo quản, loại bỏ hết cùi, phơi khô hạt và bảo quản trong túi ở phòng mát, độ ẩm thấp. Hạt tươi có tỷ lệ nảy mầm cao, trên 90%, với khoảng 40.000 hạt/kg quả nhàu.

    Kỹ thuêtj trồng nhàu bằng hạt

    Kỹ thuật trồng nhàu bằng hạt

    Hạt nếu không được xử lý trước sẽ nảy mầm sau khoảng 6-12 tháng.

    Trước khi trồng hạt nhàu, cần phải làm xước lớp vỏ ngoài để cây nảy mầm nhanh hơn, gọi là “tạo sẹo”. Phương pháp đơn giản nhất là xay trái nhàu chín để cắt hạt trước khi tách cùi. Hạt nhàu khô nảy mầm trong 20-120 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ, môi trường và giống cây. Hạt nảy mầm nhanh và đều (20 ngày) dưới ánh nắng đầy đủ có bóng râm (20-30%) và nhiệt độ khoảng 38°C.

    Sử dụng đất rừng tự nhiên hoặc đất nhà không có cỏ dại, trộn với cát và phân hữu cơ (phân bò, lợn). Sau khi trồng hạt nên rải một lớp mùn cưa (có thể thay thế bàng cát) lên trên mặt.

    Sau 2-12 tháng thì tiến hành chuyển cây non trong bầu ra đất trồng.

    2. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

    Chọn những cây khỏe mạnh, sau đó tiền hành cắt cành dài 20-4. Cành giâm có thể ra rễ sau 3 tuần và sẵn sàng để cấy sau 6-9 tuần. Cành giâm có rễ có thể trồng trong chậu tới 24 tuần hoặc lâu hơn trước khi đem ra trồng.

    Nhân giống cây nhàu bằng phương pháp giâm cành

    Nhân giống cây nhàu bằng phương pháp giâm cành

    IV. Thời vụ và cách trồng cây nhàu

    Trồng cây nhàu vào vụ xuân, khi có mưa phùn hoặc vào đầu mùa mưa. Mật độ trồng trung bình theo tiêu chuẩn là từ 1.000 – 2.500 cây/ha.

    Kỹ thuật trồng cây nhàu:

    Chuẩn bị cây con: Sử dụng cây con có bầu.

    Thời điểm trồng: Trồng vào các ngày mưa nhỏ hoặc râm mát.

    Quy trình trồng:

    • Rạch vỏ bầu cây.
    • Xúc hố sâu bằng độ cao bầu cây trồng.
    • Đặt cây vào hố, đảm bảo cổ rễ cây ngang mặt hố.
    • Vun đất quanh gốc cây, tránh dẫm làm bể bầu.
    • Tạo độ che bóng mát cho cây ở giai đoạn đầu mới trồng.

    Bón phân

    Phân bón thông thường:

    • 2-5kg phân chuồng hoai mục.
    • 15g Supe lân hoặc 30-50g NPK (gốc hữu cơ).

    Bón lót khi trồng:

    • Mỗi hố 3-5kg phân chuồng.
    • 50g lân.

    Lưu ý:

    • Trồng cây nhàu có giá trị dược phẩm và dinh dưỡng cao.
    • Nếu đất rộng, có thể trồng một vài cây để hỗ trợ chữa bệnh.
    • Nếu có ý định canh tác nhàu, nên tìm hiểu trước về thị trường.

    Vùng trồng nhàu 70hecta của Vital Noni

    Vùng trồng nhàu 70hecta của Vital Noni

    V. Phương pháp chăm sóc cây nhàu

    1. Chăm sóc cây nhàu năm thứ nhất

    Trồng dặm lại cây chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc (40-45cm), vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh.

    Cách thức chăm sóc cây năm đầu:

    • Làm cỏ, xới đất, vun gốc: 3-4 tuần sau trồng: nhổ cỏ, bón phân gốc, xới đất rồi vun gốc. Định kỳ lại sau 25-30 ngày.
    • Bón thúc: NPK 16-16-8 (50g/gốc) + 3-5kg phân chuồng đã xử lý + 5-10kg phân xanh đã ủ hoai mục + Chế phẩm Bio-Tribio (1:100) + 30g lân + 30g kali. Trộn đều với đất, sau đó vun lại và tưới nước.
    • Tưới nước: Duy trì độ ẩm đất quanh gốc từ 50-60%. Tưới nước ngày cách ngày khi trời không mưa.
    • Ngăn ngừa bệnh: Phun dung dịch (rượu trắng, ớt, gừng, tỏi) đã ủ lên men ít nhất 30 ngày, pha 100ml/20 lít nước, phun mỗi 15 ngày/lần vào chiều mát.
    • Dưỡng cây: Phun chế phẩm Bio-Tribio (1 lít/100 lít nước) từ gốc lên ngọn, mỗi 21 ngày/lần. Tránh phun đồng thời với dung dịch tỏi ớt (cách ra 3 ngày).

    2. Chăm sóc cây nhàu năm thứ hai trở đi

    • Làm cỏ, xới đất, vun gốc: Sau 30-45 ngày từ lần làm cỏ gần nhất, nhổ cỏ, bón phân gốc, xới đất và vun gốc. Định kỳ lại sau 35-40 ngày.
    • Bón thúc: NPK 20-20-15 (70g/gốc) + 3-5kg phân chuồng đã xử lý + 5-10kg phân xanh đã ủ hoai mục + Chế phẩm Bio-Tribio (1:100) + 30g lân + 30g kali. Trộn đều với đất, sau đó vun lại và tưới nước.
    • Tưới nước: Duy trì độ ẩm đất quanh gốc từ 50-60%. Tưới nước ít nhất mỗi 3 ngày một lần khi trời không mưa.
    • Ngăn ngừa bệnh: Phun dung dịch (rượu trắng, ớt, gừng, tỏi) đã ủ lên men ít nhất 30 ngày, pha 100ml/18 lít nước, phun mỗi 10-15 ngày/lần vào chiều mát.
    • Dưỡng cây: Phun chế phẩm Bio-Tribio (1 lít/100 lít nước) từ gốc lên ngọn, mỗi 21 ngày/lần. Tránh phun đồng thời với dung dịch tỏi ớt (cách ra 3 ngày). Vào mùa mưa, phun chế phẩm Bio-Gavi (1 lít/60 lít nước) để tăng mật độ nấm có ích.

    VI. Các loại sâu bệnh gây hại cho cây nhàu

    Nhàu dễ bị rệp dưa (Aphis gossypii), vảy xanh (Coccus viridis), mọt, sâu đục lá, bướm trắng, bọ trĩ (Heliothrips haemorrhoidalis),… tấn công.

    Lạm dụng phân bón hóa học (Phân NPK) có thể thu hút côn trùng ăn nhựa cây gây ra nấm mốc trên lá. Kiểm soát sâu bệnh bằng cách phun thuốc trừ sâu toàn thân hai lần một năm.

    Cây nhàu trưởng thành

    Ở những vùng ẩm ướt, nhàu dễ mắc các bệnh do nấm hoặc sinh vật gây ra như đốm lá (Colletotrichum sp.) và bệnh bạc lá (Phytophthora sp., Sclerotium rolfsii). Bệnh đốm lá có thể giảm thiểu bằng cách loại bỏ lá bị bệnh nặng hoặc sử dụng định kỳ thuốc diệt nấm gốc đồng. Bệnh nút rễ do tuyến trùng (Meloidogyne spp.) là vấn đề nghiêm trọng nhất. Sử dụng biện pháp tưới tiêu, phân bón và phân hữu cơ để giảm thiểu thiệt hại.

    VII. Thu hoạch và năng suất

    Thu hoạch quả khi bắt đầu chuyển sang màu trắng hoặc đã chín hẳn, khi quả trở nên mềm, trong mờ và có mùi đặc trưng. Cây nhàu bắt đầu cho thu hoạch từ 3 tuổi và thu hoạch thường xuyên từ năm thứ 5 trở đi. Năng suất hàng năm lên tới 80.000 kg/ha hoặc hơn, tùy thuộc vào giống cây, môi trường, hệ thống canh tác và độ phì của đất.

    >>THAM KHẢO THÊM CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY NHÀU:

    Dược Sĩ  Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Dược Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y dược cùng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm viết bài, cung cấp cũng như xác minh các thông tin y khoa và kiến thức trên trang Vitalnoni.com.
    0
    Tiktok
    Map
    Zalo 0867-896-678
    Hotline 0911-386-878