Công dụng của cây Nhàu và các lưu ý khi sử dụng

Công dụng của cây Nhàu và các lưu ý khi sử dụng
Ngày đăng: 12/01/2024 02:09 PM

    Cây nhàu là một trong những loại trái cây có giá trị cao trong y học, quả nhàu thường dùng để trị các bệnh về đường tiêu hóa, điều hòa khí huyết, hỗ trợ các bệnh về tim mạch và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra các thành phần khác của cây nhàu như rễ hay lá cây đều được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Trong bài viết này, hãy cùng vital noni tìm hiểu về các công dụng của cây nhàu cũng như các bài thuốc cổ truyền từ loại cây này và các lưu ý khi sử dụng:

    I. Tìm hiểu chung về cây nhàu

    Trước khi tìm hiểu cây nhàu có tác dụng gì, hãy điểm qua một số thông tin về loại cây này:

    1. Nhận biết cây nhàu

    Cây nhàu hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây ngao, nhầu núi, giầu hay noni. Tên khoa học của cây nhàu là Morinda citrifolia L. Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

    Cây nhàu trong tự nhiên

    Cây nhàu trong tự nhiên

    Nhàu là cây thân gỗ, có chiều cao từ 6-8m. Hình dạng của cây nhàu gần tương tự với cây cà phê, thân nhẵn, tán rộng, lá to mọc đối xứng nhau có hình dạng bầu dục. Hoa có màu trắng, mọc xen kẽ lá. Quả nhàu có hình thon dài, lúc đầu có màu xanh và khi chín thì chuyển sang màu vàng nhạt. Bên trong quả nhàu có chứa nhiều quả hạch, có độ dính và có mùi tương đối khó ngửi, nếu ngửi không quen có thể dễ bị đau đầu.

    Vậy, cây nhàu trồng nhiều ở đâu? Câu trả lời là loại cây này thường được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung như: Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa,… hoặc ở các tỉnh miền Nam như: An Giang, Bình Dương,…

    Vùng dược liệu trái Nhàu 70 Hécta của Vital Noni

    Vùng dược liệu trái Nhàu 70 Hécta của Vital Noni

    2. Các hoạt chất có trong từng bộ phận của cây nhàu

    Nhàu là loại thuốc quý, gần như có thể sử dụng toàn bộ cây nhàu để điều trị bệnh. Cụ thể các hoạt chất có trong các bộ phận của cây nhàu như sau:

    • Quả nhàu có chứa damnacanthal, rutin, axit asperuloside, selen, các loại vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng.
    • Lá nhàu có chứa iridoid glycosid có tác dụng chống lại các virut gây bệnh, kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ gan.
    • Rễ nhàu (vỏ rễ) có chứa moridon, axit rubicloric, alizarin methyl ether cùng một số các hợp chất anthraquinon.

    II. Các công dụng của cây nhàu trong điều trị bệnh

    Rễ nhàu, trái nhàu và lá nhàu có thể được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh. Cụ thể, lợi ích của cây nhàu như sau:

    1. Công dụng của rễ nhàu

    Rễ nhàu thường được dùng với những người bị huyết áp cao, có tác dụng hạ huyết áp, ức chế nhẹ hệ thần kinh trung ương và có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

    Rễ nhàu còn mang đến các tác dụng giảm đau, chống viêm và giúp hạ đường huyết ở các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2. Rễ nhàu khô là vị thuốc đông y điều trị phong thấp và các bệnh về xương khớp. Đây cũng là dược liệu được sử dụng để bồi bổ cơ thể cho phụ nữ sau sinh.

    >>LIÊN QUAN: ✅Rễ Cây Nhàu có tác dụng gì? Các bài thuốc từ Rễ Nhàu

    2. Công dụng của quả nhàu

    Dịch chiết trong quả nhàu giúp giảm axit dạ dày, tá tràng, từ đó giảm các bệnh lý viêm dạ dày và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, tác dụng kháng viêm của quả nhàu còn giúp điều trị viêm phế quản hoặc hen suyễn, các bệnh lý ngoài da như vẩy nến, luput ban đỏ,… đồng thời có tác dụng giảm tình trạng viêm khớp dạng thấp.

    Quả nhàu mang đến nhiều công dụng

    Quả nhàu mang đến nhiều công dụng "thần kỳ" cho sức khỏe

    Y học dân gian thường sử dụng quả nhàu để điều hòa khí huyết và kinh nguyệt ở phụ nữ. Trái nhàu còn giúp nhuận tràng, lợi tiểu do đó thường được dùng khi bị táo bón, tiểu tiện không thông.

    Quả nhàu khô còn có tác dụng điều trị ho, cắt các cơn hen. Theo các nghiên cứu[1] , quả nhàu giúp tăng cường miễn dịch và tăng đề kháng cho cơ thể.

    >>LIÊN QUAN:

    3. Công dụng của lá nhàu

    Lá nhàu có khả năng chống viêm, lá nhàu tươi giã nát đắp lên các nốt mụt nhọt. Lá nhàu sắc nước uống điều trị sốt, đau đầu, chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ.

    Các sản phẩm từ cây nhàu mà đặc biệt là nước cốt nhàu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

    Các sản phẩm từ cây nhàu mà đặc biệt là nước cốt nhàu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

    >>LIÊN QUAN:✅Lá Nhàu có tác dụng gì? Lá Nhàu trị bệnh gì?

    III. Một số bài thuốc quý dân gian từ cây nhàu

    Sau đây là một số bài thuốc quý dân gian từ cây nhàu được ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu:

    Một số bài thuốc quý dân gian từ cây nhàu - hình minh họa

    Một số bài thuốc quý dân gian từ cây nhàu - hình minh họa

    1. Bài thuốc chữa đau lưng, đau khớp từ quả nhàu

    Nguyên liệu:

    • Quả nhàu non: 1kg.
    • Rượu trắng: 2 lít.

    Cách làm: Nhàu non đem rửa sạch, ngâm với rượu trong 3 tháng. Mỗi ngày uống 30-50ml, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ thuyên giảm dần.

    2. Bài thuốc chữa táo bón từ quả nhàu

    Quả nhàu tươi có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 2-3 quả nhàu chín (có thể chấm muối hoặc đường cho dễ ăn), tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm.

    3. Bài thuốc từ rễ nhàu giúp chữa tăng huyết áp, mất ngủ, chóng mặt

    Nguyên liệu:

    • Rễ nhàu khô: 24g.
    • Thảo Quyết Minh Đã Sao Thơm: 12g.
    • Nhân trần: 8g.
    • Thổ Phục Linh: 8g.
    • Hoa hòe: 12g.
    • Sinh địa: 6g.
    • Gừng tươi: 3-4 lát.

    Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi sắc kèm 1lít nước, sắc còn 300ml.

    Cách dùng: Uống ngày 2 lần sáng, tối, sau ăn.

    4. Bài thuốc từ rễ nhàu chữa đau đầu, mất ngủ

    Nguyên liệu:

    • Rễ nhàu 50g
    • Mạn kinh tử (cây quan âm): 15g.
    • Ngưu tất bắc: 20g.
    • Thảo quyết minh: 15g.
    • Đan sâm: 12g.

    Cách dùng: Sắc tất cả dược liệu trên dùng trong 1 ngày, chia làm 2-3 lần uống. Nên uống khi còn ấm để phát huy tối đa công dụng.

    5. Nhàu chín trị Gout, kinh nguyệt không đều, khí hư

    Nguyên liệu:

    • Quả nhàu chín: 1 kg.
    • Đường cát: 200g.
    • Rượu trắng: 1200ml.

    Cách làm: Nhàu chín rửa sạch và xay nhuyễn, lấy luôn cả hạt. Ủ cùng đường và đựng trong lọ thủy tinh, đậy kín. Sau 5-7 ngày chắt lấy nước.

    Cách dùng: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5ml. Lưu ý chỉ dùng sau ăn, có thể pha loãng với nước ấm để dùng.

    6. Bài thuốc từ quả nhàu chín chữa bong gân, trật khớp, sưng

    Khi bị bong gân, trật khớp, sưng hoặc tụ huyết. Bạn lấy trái nhàu chín bẻ đôi và thoa lên chỗ bị đau, sưng. Tiếp theo bỏ lấy hạt và giã nát rồi đắp vào vết thương và tiến hành băng bó lại. Nên thay băng mỗi ngày 2 lần để phát huy tối đa công dụng.

    IV. Các lưu ý khi sử dụng cây nhàu để trị bệnh

    Khi sử dụng cây nhàu để điều trị bệnh, cần lưu ý những điều sau:

    Những người bị huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng trái nhàu, nước cốt nhàu hoặc các sản phẩm khác từ cây nhàu.

    Tuyệt đối không nên sử dụng cho phụ nữ có thai.

    Lưu ý về liều lượng sử dụng nước cốt nhàu đối với các đối tượng khác nhau:

    • Đối với người trẻ, sức khỏe ổn định: Nên uống 30ml nước cốt nhàu mỗi ngày.
    • Người bệnh sau phẫu thuật: Dùng 90ml – 120ml nước cốt nhàu mỗi ngày.
    • Người lớn tuổi: Dùng 60ml nước chốt nhàu trên ngày, nên chia thành 2 lần uống/ngày.
    • Người điều trị ung thư hoặc người mắc bệnh tiểu đường: Dùng 180ml – 240ml/ngày.

    Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ cây nhàu

    Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ cây nhàu

    Cần lưu ý nếu bạn đang điều trị bệnh hoặc dùng thuốc kê đơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trái nhàu hoặc các sản phẩm từ trái nhàu để điều trị bệnh.

    Trên đây là các công dụng của cây nhàu và các lưu ý khi sử dụng, hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích cho quý độc giả. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại ở các bài viết khác!

    Dược Sĩ  Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Dược Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y dược cùng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm viết bài, cung cấp cũng như xác minh các thông tin y khoa và kiến thức trên trang Vitalnoni.com.
    0
    Map
    Zalo 0867-896-678
    Hotline 0867-896-678