Tiểu đường type 2 là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa

Tiểu đường type 2 là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa
Ngày đăng: 02/05/2024 03:36 PM

    Tiểu đường type 2 là căn bệnh tương đối phổ biến, tuy nhiên triệu chứng của bệnh rất khó nhận biết. Ngoài ra, bệnh gây ra nhiều biến chứng khó lường đến sức khỏe người bệnh. Cùng Vital Noni tìm hiểu về bệnh đái tháo đường type 2 trong bài viết sau:

    I. Tiểu đường type 2 là gì?

    1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

    Glucose từ thức ăn ta hấp thụ hàng ngày cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để lượng đường trong máu cân bằng, tuyến tụy sản xuất ra hóc-môn insulin nhằm đưa glucose đến các tế bào.

    Bệnh tiểu đường gây ra tình trạng các tế bào không đáp ứng với insulin, từ đó lượng glucose dư thừa sẽ lưu lại trong máu người bệnh. Cơ thể lúc này xảy ra tình trạng “kháng insulin”, điều này bắt buộc tuyến tụy (các tế bào Beta tuyến tụy) phải sản xuất nhiều insulin hơn để lượng đường trong máu giữ ở mức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến các tết bào beta kém nhạy cảm hơn so với sự thay đổi đường huyết trong máu, từ đó dẫn đến tình trạng không sản xuất đủ insulin, lượng đường trong máu cũng vì thế mà tăng cao, không ổn định.

    2. Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

    Vậy, tiểu đường type 2 là gì? Cùng Vital Noni tìm hiểu:

    Bệnh tiểu đường type 2 (Hay đái tháo đường tuýp 2) là bệnh nội tiết phổ biến, nguyên nhân là do cơ thể sử dụng không hiệu quả insulin (hoặc không sử dụng insulin), dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.

    Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài gây ra rối loạn chuyển hóa lipid và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch, hệ miễn dịch, mắt và thận.

    Tiểu đường type 2 là gì?

    Tiểu đường type 2 là gì?

    II. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2

    Những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 tương đối khó nhận thấy, do đó nhiều người bệnh không nhận thức được tình trạng bệnh của mình. Cụ thể, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:

    • Tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nhất là ban đêm.
    • Luôn cảm thấy khát nước.
    • Mắt mờ, lòa và có hiện tượng quáng gà.
    • Tinh thần thiếu ổn định, thường xuyên nóng nảy.
    • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
    • Ngứa ở lòng bàn tay/chân.
    • Các vết thương khó lành, lâu lành, dễ bị nhiễm trùng.
    • Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nấm, ngứa ở bộ phận sinh dục.
    • Luôn cảm thấy đói.
    • Sụt cân

    III. Những ai có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2

    Ngày nay, tiểu đường type 2 là căn bệnh khá phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu do di truyền và các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Cụ thể, các đối tượng sau dễ mắc tiểu đường tuýp 2:

    • Những người trên 40 tuổi.
    • Có người thân mắc bệnh tiểu đường (chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em)
    • Phụ nữ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ.
    • Người thừa cân, béo phì.
    • Người mắc bệnh rối loạn lipid máu.
    • Người mắc bệnh tăng huyết áp.
    • Người có tiền sử bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh về tim mạch.
    • Người có tiền sử bị trầm cảm.
    • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
    • Người mắc bệnh gai đen.
    • Người nghiện thuốc lá.
    • Người ít vận động và chơi thể thao.

    >>CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:

    IV. Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

    Bệnh tiểu đường type 2 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, trực tiếp ảnh hưởng đến các bộ phận khác như: Tim, mắt, thận,… Bao gồm:

    • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao. Ngoài ra người bệnh còn có nguy cơ bị hẹp mạch máu và xơ vữa động mạch.
    • Các bệnh về thần kinh: Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm tổn thương hoặc phá hủy dây thần kinh. Triệu chứng ban đầu là ngứa ran, tê, nóng rát, đau bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên. Bệnh nặng có thể khiến tay chân mất cảm giác.
    • Các bệnh về thận. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng bệnh thận mãn tính.
    • Các bệnh về mắt: Các biến chứng như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể rất phổ biến ở người bị tiểu đường. Mạch máu võng mạc dễ bị tổn thương hơn và từ đó tăng nguy cơ bị mù lòa.
    • Các vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng: Nếu không được điều trị, các vết cắt và mụn nước có thể trở thành nhiễm trùng nghiêm trọng và khó lành. Nhiều trường hợp người bệnh tiểu đường phải cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc chân.
    • Chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu cho thấy bệnh đái tháo đường type 2 tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cũng như các bệnh khác liên quan đến trí nhớ.

    V. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type 2

    1. Cách chẩn đoán tiểu đường type 2

    Bệnh tiểu đường type 2 có thể được chẩn đoán thông qua 1 trong 4 phương pháp xét nghiệm sau:

    • Xét nghiệm HbA1c.
    • Xét nghiệm đường huyết khi đói: Với phương pháp xét nghiệm này, bệnh nhân được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì và không uống nước ngọt trong vòng 8 – 14 tiếng.
    • Xét nghiệm đường huyết bất kỳ: Khi bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh tiểu đường (như đã đề cập ở trên).
    • Xét nghiệm dung nạp glucose: Với phương pháp này, bệnh nhân được cho uống 1 lượng nước đường trong 5p, sau 2 giờ đo lại lượng đường trong máu.

    Cách chẩn đoán tiểu đường type 2

    Cách chẩn đoán tiểu đường type 2

    2. Cách điều trị bệnh đái tháo đường type 2

    Bệnh tiểu đường type 2 là bệnh khó chữa, phụ thuộc vào đối tượng, tình trạng bệnh và thể chất của người bệnh. Nhìn chung người bệnh sẽ phải kết hợp chế độ ăn uống, vận động hợp lý và nếu cần thiết sẽ sử dụng thêm các loại thuốc phòng biến chứng khác.

    Phương pháp điều trị tiểu đường type 2 bao gồm: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên; sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết; kết hợp kiểm tra đường huyết thường xuyên hàng ngày; sử dụng các loại thuốc phòng ngừa biến chứng (nếu cần).

    Người bệnh tiểu đường cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

    Người bệnh tiểu đường cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

    VI. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2

    Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường bao gồm việc ăn uống lành mạnh kết hợp cùng chế độ vận động khoa học. Cụ thể như sau:

    Thực phẩm:

    • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều calo, nhiều chất béo. Nên chọn thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ, ngũ cốc, cá, thịt nạc,...
    • Hạn chế ăn/uống thực phẩm chứa đường, nước ngọt, trà sữa,…
    • Người bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như nước cốt nhàu Vital. Không chỉ hỗ trợ điều trị tiểu đường mà còn giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe.

    Nước cốt nhàu Vital hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

    Nước cốt nhàu Vital hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

    Chế độ vận động:

    Bạn nên dành ít nhất 150p mỗi tuần để vận động, tốt nhất nên vận động 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập thể dụng, đạp xe đạp, chạy bộ hoặc chơi thể thao.

    >>XEM THÊM:

    VII. Các câu hỏi thường gặp về bệnh đái tháo đường tuýp 2

    1. Tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy?

    Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có chỉ số nồng độ đường huyết >= 7 mmol/l hay còn gọi là 7 phẩy (126 mg/dl) ở 2 lần xét nghiệm khác nhau.

    2. Tiểu đường tuýp 2 và tuýp 1 khác nhau ra sao? Cái nào nặng hơn?

    Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, nguyên nhân là do các tổn thương của tuyến tụy. Điều này khiến tuyến tụy ít hoặc không sản sinh insulin. Tiểu đường type 2 nặng hơn và chủ yếu xuất hiện ở người >40 tuổi, do các tế bào kháng insulin.

    3. Tiểu đường type 2 có chữa được không?

    Bệnh tiểu đường type 2 rất khó để chữa trị tận gốc, người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc, giảm cân (nếu cần), thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục mới có thể giảm tình trạng bệnh.

    4. Tiểu đường tuýp mấy là nặng nhất?

    Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn dịch, do đó không có cách chữa trị. Ngoài ra tiểu đường type 1 hay xuất hiện ở trẻ nên khó điều trị hơn.

    Trên đây là các thông tin về bệnh tiểu đường type 2, hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin cần thiết cho bạn. Vital Noni chân thành cảm ơn và kính chúc quý đọc giả thật nhiều sức khỏe.

    Bài viết có tham khảo các nguồn uy tín: Vinmec, BV Đại Học Y Dược TP.HCM, và các nguồn nước ngoài uy tín.

    Dược Sĩ  Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Dược Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y dược cùng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm viết bài, cung cấp cũng như xác minh các thông tin y khoa và kiến thức trên trang Vitalnoni.com.
    0
    Map
    Zalo 0867-896-678
    Hotline 0867-896-678