Lá Nhàu có tác dụng gì? Lá Nhàu trị bệnh gì?

Lá Nhàu có tác dụng gì? Lá Nhàu trị bệnh gì?
Ngày đăng: 18/01/2024 08:37 AM

    Lá nhàu có tác dụng gì? Lá nhàu trị bệnh gì? Đây là các thắc mắc chung của nhiều người. Trong bài viết này, Vital Noni xin giới thiệu các công dụng của lá nhàu cũng như các bài thuốc và món ăn từ loại lá tốt cho sức khỏe này.

    I. Tìm hiểu chung về lá nhàu

    1. Mô tả/Hương vị của lá nhàu

    Lá nhàu, có tên khoa học là Morinda citrifolia L., còn được gọi là lá dâu tằm Ấn Độ. Giống như quả nhàu, lá nhàu được coi là một loại thuốc bổ cho sức khỏe. Lá nhàu có hình elip, màu xanh đậm, chiều dài từ 20 đến 40 cm, rộng 7 đến 25 cm, có đường gân lông chim và bóng ở mặt trên. Lá mọc xen kẽ trên thân cây cao khoảng 10m. Lá nhàu có vị đắng, chát và khi vò ra có mùi khai.

    Hình ảnh lá Nhàu

    Hình ảnh lá Nhàu

    2. Giá trị dinh dưỡng

    Lá nhàu chứa flavonoid, protein, saponin, tannin, giàu Vitamin A, B, C, D và E. Lá nhàu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa, đồng thời giúp cải thiện tiêu hóa.

    II. Lá nhàu có tác dụng gì? lá nhàu trị bệnh gì?

    Dưới đây là các công dụng của lá nhàu:

    • Giảm cân
    • Giảm viêm
    • Điều trị viêm khớp và bệnh gút
    • Bổ máu
    • Đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, vết bầm tím, bong gân
    • Điều trị nhiệt miệng
    • Giảm khối u
    • Ngăn ngừa và chống ung thư
    • Giảm huyết áp và cholesterol
    • Điều trị ho, sốt rét, cảm cúm
    • Hạ sốt
    • Giảm đau đầu và đau nửa đầu
    • Cải thiện tiêu hóa
    • Tốt cho sức khỏe làn da
    • Loại bỏ ký sinh trùng
    • Giải độc cơ thể
    • Điều trị cháy nắng
    • Chống nhiễm trùng nấm và vi khuẩn

    Cụ thể như sau:

    1. Chống viêm xương khớp, giảm đau nhức xương khớp

    Lá nhàu giàu scopoletin (coumarin) và epicatechin (flavonoid) có tác dụng chống thoái hóa và viêm sụn khớp, cải thiện cấu trúc sụn khớp và tế bào sụn[2]. Lá nhàu tươi có thể ăn sống hoặc nấu canh để sử dụng thường xuyên.

    Lá Nhàu có công dụng chống viêm xương khớp, giảm đau nhức xương khớp

    Lá Nhàu có công dụng chống viêm xương khớp, giảm đau nhức xương khớp

    2. Lá nhàu điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt

    Theo Đông Y, lá nhàu sắc thuốc uống có thể giúp điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh kiết lỵ, tiêu chảy và cảm sốt.

    3. Lá nhàu loại bỏ vi khuẩn lao, hỗ trợ điều trị lao

    Lá nhàu có công dụng diệt khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn lao [3]. Các dược tính trong lá nhàu có thể tiêu diệt đến 89% vi khuẩn lao. Người bệnh có thể sắc thuốc lá nhàu để uống hàng ngày.

    Lá nhàu loại bỏ vi khuẩn lao, hỗ trợ điều trị lao

    Lá nhàu loại bỏ vi khuẩn lao, hỗ trợ điều trị lao

    4. Điều trị các vết bỏng, sưng, viêm

    Lá nhàu có thể được giã nát và đắp vào vùng bị thương như bỏng hoặc cháy nắng. Tuy nhiên, với các vết thương hở, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    5. Điều trị mụn nhọt

    Với đặc tính mát, lá nhàu giúp giảm mụn nhọt và nóng trong người. Lá nhàu giã nhuyễn và đắp lên vùng da bị mụn khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, sau đó rửa sạch mặt. Kết hợp sắc lá uống ngày 3 lần để tăng hiệu quả.

    >>CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

    III. Lá nhàu ăn sống được không?

    Ngoài câu hỏi lá nhàu có tác dụng gì? Lá nhàu trị bệnh gì? thì nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng lá nhàu ăn sống được không? Sau đây là câu trả lời:

    Câu trả lời là CÓ! Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến như một loại rau cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng lượng vừa đủ bởi nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc.

    Lá nhàu là một loại rau được ưa chuộng tại vùng Tây Nam Bộ, lá có thể dùng để ăn sống kèm các món ăn hoặc chế biến các món ngon như: Lươn um lá nhàu, lá nhàu xào thịt bò, ếch xào lá nhàu,…

    IV. Gợi ý các món ngon từ lá nhàu

    Dưới đây là các công thức chế biến món ngon bổ dưỡng từ lá nhàu được Vital Noni tổng hợp, mời quý vị tham khảo:

    1. Lươn um lá nhàu

    Nguyên liệu:

    • 500g lươn đồng, làm sạch và rửa bằng rượu trắng, cắt khúc 3-4cm.
    • 200g lá nhàu thái sợi (không lấy lá quá già).
    • 100g tương hột.
    • 200g dừa nạo, chắt lấy nước cốt.
    • 100g đậu phộng rang.
    • 100g sả băm
    • Bột cà ri: 30g
    • Ớt tươi, tỏi và hành khô thái nhỏ.
    • Gia vị nêm.

    Cách chế biến:

    • Bước 1: Phi thơm hành, tỏi, ớt, sả.
    • Bước 2: Xào lươn cùng các gia vị trên cho đến khi lươn săn lại.
    • Bước 3: Cho nước cốt dừa và bột cà ri vào đun chung, đun nhỏ lửa để gia vị thấm vào lươn.
    • Bước 4: Khi lươn đã chín vàng thì tắt bếp và cho lá nhàu, tiêu và đậu phộng vào rồi thưởng thức.

    Thành phẩm món lươn um lá nhàu

    Thành phẩm món lươn um lá nhàu

    2. Canh lá nhàu nấu thịt bò

    Nguyên liệu:

    • Lá nhàu non: 500g, rửa sạch và thái sợi.
    • 300g thịt bò.
    • Hành tím.
    • Gia vị nêm.

    Cách làm:

    • Bước 1: Ướp thịt bò với hành tím, tỏi, tiêu, hạt nêm, đường trong 30 phút.
    • Bước 2: Phi thơm hành tím và cho thịt bò đã ướp vào xào sơ.
    • Bước 3: Cho nước vào vừa đủ, đến khi nước sôi thì cho lá nhàu vào rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Đợi đến khi canh sôi bùng lên thì tắt bếp và thưởng thức.

    Thành phẩm món canh lá nhàu nấu thịt bò

    Thành phẩm món canh lá nhàu nấu thịt bò

    3. Ếch xào lá nhàu

    Nguyên liệu:

    • Ếch: 500g, sơ chế kỹ và rửa với rượu trắng để khử mùi tanh.
    • Lá Nhàu: 20g rửa sạch thái lát mỏng.
    • Nước cốt dừa: 100g.
    • Bột nghệ: 1/2 thìa canh.
    • Gia vị nêm.

    Cách làm:

    • Bước 1: Ướp ếch đã sơ chế với hành tím, đường, 1/2 thìa canh bột ngọt, 1 muỗng nước mắm, 1/2 thìa canh bột nghệ trong khoảng 10 phút.
    • Bước 2: Phi thơm tỏi và cho ếch đã ướp vào đảo đều.
    • Bước 3: Đợi ếch chín thì cho nước cốt dừa vào đun thêm khoảng 10 phút và nêm nếm lại gia vị vừa ăn.
    • Bước 3: Tắt bếp và cho lá nhàu vào đảo đều rồi cho ra dĩa để thưởng thức.

    Thành phẩm món ếch xào lá nhàu

    Thành phẩm món ếch xào lá nhàu

    V. Các bài thuốc dân gian từ lá nhàu

    1. Bài thuốc chữa kiết lỵ từ lá nhàu

    Lá nhàu 12g, cỏ sữa 10g đem sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 lần.

    2. Chữa viêm khớp, vết bỏng với lá nhàu

    Lá nhàu rửa sạch, đem giã nát đắp vào vết bỏng, hoặc chỗ khớp bị đau nhức, viêm. Dùng thường xuyên ngày 2-3 lần để có tác dụng tốt nhất.

    3. Nước cốt lá nhàu chữa mất ngủ, xua tan mệt mỏi

    Lá nhàu rửa sạch, thái lát mỏng đem sao khô vàng đều. Sau đó đem lá nhàu đã sao sắc với nước dùng hàng ngày từ 3-5 lần. Dùng thường xuyên trong khoảng 1 tháng để có hiệu quả cao nhất.

    Bài thuốc dân gian từ lá Nhàu - hình minh họa

    Bài thuốc dân gian từ lá Nhàu - hình minh họa

    4. Lá nhàu ngâm rượu trắng chữa đau lưng cổ, vai, gáy

    Lá nhàu đem phơi nắng (3-4 nắng) sau đó đem sao vàng. Cho lá nhàu vào bình thủy tinh ngâm với rượu trắng (ngâm ngập lá nhàu). Bảo quản nơi khô thoáng trong 6-8 tuần.

    Dùng mỗi ngày 1 ly nhỏ vào buổi tối, dùng liên tục trong 1 tháng để chữa đau lưng, cổ, vai, gáy.

    Bên cạnh các công dụng trên, rượu lá nhàu còn giúp các chị em đào thải khí hư ra khỏi cơ thể.

    Trên đây là các công dụng của lá nhàu và những bài thuốc, món ngon từ lá nhàu. Hy vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho các thắc mắc lá Nhàu có tác dụng gì? lá Nhàu trị bệnh gì? Nước cốt nhàu Vital Noni trân trọng cảm ơn quý đọc giả và chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

    Dược Sĩ  Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Dược Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y dược cùng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm viết bài, cung cấp cũng như xác minh các thông tin y khoa và kiến thức trên trang Vitalnoni.com.
    0
    Map
    Zalo 0867-896-678
    Hotline 0867-896-678