Tác dụng của quả Nhàu trong bảo vệ Sức Khỏe và trị Bệnh

Tác dụng của quả Nhàu trong bảo vệ Sức Khỏe và trị Bệnh
Ngày đăng: 16/01/2024 08:45 PM

    Trái nhàu từ lâu đã là một bài thuốc dân gian mang nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết hết tác dụng tuyệt vời của loại trái cây này. Hãy cùng Vital Noni tìm hiểu về các tác dụng của quả nhàu đối với việc bảo vệ sức khỏe và trị bệnh trong bài viết sau:

    I. Tìm hiểu về cây nhàu

    Cây nhàu có tên tiếng anh là Noni, tên khoa học là Morinda Citrifolia. Tại Việt Nam loại cây này còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây ngao hay nhàu núi.

    Trái nhàu có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

    Trái nhàu có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

    Đặc điểm của cây nhàu: là cây thân nhẵn, cao từ 5-8m, quả nhàu có hình trứng hoặc đôi khi có hình cầu có màu xanh, khi chín chuyển sang màu mỡ gà. Loại cây này phân bố hầu như ở mọi miền tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, Miền Trung và các tỉnh Đông Nam Bộ.

    >>BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:✅Công dụng của cây Nhàu và các lưu ý khi sử dụng

    Vậy, quả nhàu có tác dụng gì? cùng Vital Noni tìm hiểu ngay sau đây:

    II. Các tác dụng của trái nhàu trong bảo vệ sức khỏe và trị bệnh

    Dưới đây là các tác dụng của quả nhàu trong bảo vệ sức khỏe và trị bệnh được Vital Noni tham khảo thông tin từ lương y Nguyễn Công Đức – nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền của đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, mời quý vị tham khảo:

    1. Trái nhàu hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị táo bón, lợi tiểu

    Dịch nhầy có trong trái nhàu có tác dụng làm co giãn cơ trơn ở đường tiêu hóa, từ đó cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón, lợi tiểu.

    Chất dịch này còn có tác dụng ngăn trào ngược dạ dày và các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày.

    Trái nhàu giúp nhuận tràng và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

    Trái nhàu giúp nhuận tràng và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

    2. Ngăn các bệnh liên quan đến tim mạch

    Trái nhàu có chứa hàm lượng chất scopoletin có tác dụng làm giãn hệ thống mạch máu, hạ huyết áp. Điều này giúp khả năng lưu thông máu được cải thiện, từ đó ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, ngừa đột quỵ.

    3. Lợi ích của quả nhàu trong điều trị và kiểm soát tiểu đường

    Trái nhàu chứa nhiều dưỡng chất và vitamin giúp cho cơ thể cải thiện hấp thụ insulin ở người bị tiểu đường, cụ thể là các vitamin B1, B9; canxi, kẽm, crom, magie, đồng, vanadi, mangan,…

    Theo nghiên cứu [1] việc sử dụng nước ép nhàu hàng ngày sẽ giúp cải thiện bệnh lý ở bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp II.

    4. Tác dụng của trái nhàu trong điều trị ung thư

    Chất Damnacanthal có trong trái nhàu là thành phần quan trọng gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, từ đó kìm hãm cũng như kéo dài thời gian sống cho người mắc ung thư. Tham khảo thêm nghiên cứu về chất Damnacanthal có trong trái nhàu chống khối u trong tế bào ung thư đại trực tràng ở người [2] .

    5. Điều trị ho, cảm cúm, và tăng cường hệ miễn dịch

    Các nghiên cứu (trong ống nghiệm) [3] chỉ ra rằng, một số hoạt chất có trong trái nhàu có tác dụng tăng đề kháng cơ thể, từ đó tăng cường hệ miễn dịch.

    Ngoài ra, từ xa xưa y học dân gian đã sử dụng trái nhàu tươi như một vị thuốc điều trị các chứng bệnh như ho, cảm cúm, sốt, hen suyễn,…

    Trái nhàu còn có tác dụng trị ho, cảm cúm, sốt, hen suyễn,…

    Trái nhàu còn có tác dụng trị ho, cảm cúm, sốt, hen suyễn,…

    6. Công dụng của trái nhàu trong điều trị mụn cóc

    Dân gian thường sử dụng quả nhàu non để điều trị mụn cóc, cụ thể cách làm như sau: Đem nhàu non giã nhuyễn rồi đắp vào vùng bị mụn cóc, dùng băng gạc băng chặt lại. Lưu ý thay băng hàng ngày 2 lần, làm liên tục trong 1 tuần sẽ có kết quả.

    7. Trái nhàu giúp giảm mệt mỏi, cải thiện thể lực ở người vận động nhiều

    Các ngư dân ở vùng Hawaii thường dùng trái nhàu tươi trước các chuyến đi biển dài ngày. Theo đó, việc này giúp họ có sức bền tốt hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

    Theo nghiên cứu [4] ở các vận động viên, việc sử dụng nước ép nhàu thường xuyên giúp họ tăng 21% sức bền.

    8. Các tác dụng của trái nhàu trong việc làm đẹp

    Nghiên cứu [5] chỉ ra rằng, hoạt chất có trong trái nhàu thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và ức chế sự thoái hóa collagen ở da. Điều này giúp da cải thiện đàn hồi, trắng sáng, ngăn mụn.

    Trái nhàu còn cóc tác dụng làm đẹp da

    Trái nhàu còn có tác dụng làm đẹp da

    Trái nhàu còn được các chị em sử dụng để dưỡng tóc suôn mượt và óng ả. Ngoài ra, sử dụng trái nhàu hoặc các sản phẩm từ trái nhàu hàng ngày còn giúp giảm cân hiệu quả.

    >>LIÊN QUAN:

    III. Cách sử dụng trái nhàu tươi hiệu quả

    Dưới đây là các cách sử dụng trái nhàu mang đến hiệu quả cao nhất đối với sức khỏe:

    • Trái nhàu chấm muối: Nhàu chín có thể được sử dụng trực tiếp hoặc đem chấm muối. Có tác dụng điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới và giúp hỗ trợ tiêu hóa.
    • Nhàu chín nướng: Tốt cho người bệnh tiểu đường, giảm tình trạng ho, hen, sốt cao,…
    • Làm nước ép nhàu: Có thể ép cùng các loại rau củ khác (như cà rốt, thơm,..) cho dễ uống. Nước ép nhàu có tác dụng làm đẹp da, điều trị táo bón, nhuận tràng, giảm huyết áp đối với người huyết áp cao.
    • Chế biến nước cốt nhàu: Nhàu chín đem rửa sạch và xay nhuyễn trộn với đường trắng theo tỷ lệ (1kg:200g đường) cho vào lọ thủy tinh trong suốt và bảo quản ở nơi mát mẻ trong khoảng 5 ngày. Sau 5 ngày lọc chắt lấy nước cốt để dùng. Nước cốt nhàu giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống viêm hiệu quả.
    • Nhàu ngâm rượu trị bệnh: Nhàu non đem bổ đôi phơi 2-3 nắng rồi đem ngâm với rượu trắng (tỷ lệ 1kg nhàu 2 lít rượu). Nhàu ngâm rượu giúp điều trị các bệnh về xương khớp, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và tuần hoàn máu, giảm nguy cơ đột quỵ.
    • Nhàu phơi khô làm trà nhàu: Nhàu non đem bổ đôi và phơi khô, khi dùng thì đem pha với nước sôi. Tác dụng của trà nhàu là tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress, tăng cường trí nhớ, chống trầm cảm và ngăn ngừa ung thư.

    Cách sử dụng trái nhàu - hình minh họa

    Cách sử dụng trái nhàu - hình minh họa

    >>CÓ LIÊN QUAN:

    IV. Các bài thuốc dân gian trị bệnh từ trái nhàu

    Dưới đây là tổng hợp các bài thuốc dân gian từ trái nhàu, mời các bạn cùng tham khảo:

    • Bài thuốc chữa đau lưng, đau khớp: Quả nhàu chín thái lát mỏng, đem phơi khô: 15g, cây xương sông: 20g, bưởi bung (cây cơm rượu): 20g. Đem đun để lấy nước và dùng hàng ngày.
    • Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt từ trái nhàu: 20g quả nhàu non, 20g ích mẫu, 12g cây hương phụ (tẩm giấm, đem đi sao), 6g cây cam thảo dây. Đem sắc thuốc và uống ngày 2-3 lần.
    • Bài thuốc trị huyết áp cao, mất ngủ, suy nhược: 20g quả nhàu khô, 20g vỏ bưởi, 20g thảo khuyết minh, 11g thổ phục linh, 7g rau má, 3 lát gừng. Đem tất cả thảo dược sắc cùng 500ml nước cho đến khi còn 1/2.
    • Bài thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ từ quả nhàu: Nhàu chín đem rửa sạch và nấu cùng 500ml nước, nấu đến chừng còn 200ml. Sử dụng 3 ngày, mỗi ngày 2 lần.

    Nước cốt nhàu Vital Noni với chiết xuất 80% nước cốt nhàu cùng 20% thảo dược quý bao gồm: đông trùng hạ thảo - hồng sâm – dây đau xương – tảo xoắn – bồ công anh. Mang đến các công dụng điều trị và bảo vệ sức khỏe hoàn hảo dành cho gia đình bạn. Sản phẩm được chứng nhận OCOP, GLOBALGAP, HACCP và ISO 22000. VITAL NONI đem đến một sản phẩm hỗ trợ tuyệt vời về Tim mạch - huyết áp - tiểu đường - xương khớp, phòng chống ung thư,... bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện.

    Lợi ích của việc sử dụng nước cốt nhàu Vital hàng ngày

    Lợi ích của việc sử dụng nước cốt nhàu Vital hàng ngày

    V. Các lưu ý khi sử dụng quả nhàu

    Để có hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo sức khỏe khi sử dụng trái nhàu, vui lòng đọc kỹ các lưu ý sau đây:

    1. Các trường hợp không nên sử dụng các sản phẩm từ trái nhàu

    Một số trường hợp sau đây nên hạn chế dùng hoặc KHÔNG NÊN dùng trái nhàu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

    • Thứ nhất, phụ nữ mang thai: Trái nhàu có chứa Kali – một chất có thể gây ra tình trạng sẩy thai, sinh non, dị thật và ngộ độc thai.
    • Thứ hai, người huyết áp thấp: Quả nhàu có tác dụng hạ huyết áp, do đó người huyết áp thấp không nên sử dụng loại quả này.
    • Thứ ba, không ăn quả nhàu lúc đói: Bởi quả nhàu sẽ gây ra tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày và có thể gây ra đau dạ dày.
    • Thứ tư, người đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc làm chậm/chống đông máu.

    2. Liều dùng

    Sử dụng trái nhàu điều độ và đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của bạn, tuy nhiên mỗi đối tượng sẽ có các liều dùng khác nhau. Cụ thể như sau:

    • Người trẻ sức khỏe tốt nên dùng 30ml nước ép nhàu mỗi ngày, những người khỏe mạnh, cao lớn chỉ nên dùng tối đa 750ml.
    • Người sau phẫu thuật hoặc đang bị chấn thương nên uống từ 180 – 240ml nước ép trái nhàu/ngày, liều dùng giảm dần.
    • Người cao tuổi chie nên dùng tối đa 60ml nước ép nhàu mỗi ngày, chia thành 2 lần uống.
    • Người đang điều trị bệnh ung thư nên dùng 18 – 240ml nước ép nhàu mỗi ngày.
    • Người đang dùng thuốc tây hoặc đang điều trị các chứng bệnh khác nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

    Trên đây là các tác dụng của quả nhàu trong bảo vệ sức khỏe và trị bệnh được Vital Noni tham khảo thông tin từ các nguồn y khoa quốc tế và các bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam. Trân trọng cảm ơn quý đọc giả đã đọc bài viết, hẹn gặp lại ở những bài viết khác!

    Dược Sĩ  Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Dược Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y dược cùng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm viết bài, cung cấp cũng như xác minh các thông tin y khoa và kiến thức trên trang Vitalnoni.com.
    0
    Map
    Zalo 0867-896-678
    Hotline 0867-896-678