Rễ Cây Nhàu có tác dụng gì? Các bài thuốc từ Rễ Nhàu

Rễ Cây Nhàu có tác dụng gì? Các bài thuốc từ Rễ Nhàu
Ngày đăng: 19/01/2024 10:11 AM

    Rễ cây nhàu có tác dụng gì? Cách dùng ra sao? Lưu ý gì khi sử dụng? Dưới đây là câu trả lời, hãy cùng Vital Noni tìm hiểu:

    I. Các thành phần hóa học của Rễ Nhàu

    Cây nhàu là một loại dược liệu quý, bởi tất cả các thành phần trên cây nhàu từ quả nhàu, lá nhàu, thân nhàu cho đến rễ nhàu đều có tác dụng trong việc điều trị bệnh. Trong đó, rễ nhàu có chứa các thành phần hóa học như sau:

    Anthraglycosid, morindin, damnacanthal, alizarin….Các acid hữu cơ như: acid caproic, acid caprylic, alkaloid (xeronine),…

    Rễ cây nhàu, hình minh họa

    Rễ cây nhàu, hình minh họa

    II. Rễ Cây Nhàu có tác dụng gì?

    Rễ cây nhàu có tác dụng gì? Dưới đây là câu trả lời:

    Rễ nhàu là bài thuốc dân gian điều trị các chứng bệnh như cao huyết áp, đau lưng, nhức mỏi tay chân, mất ngủ và các bệnh liên quan đến tim mạch.

    Theo các nghiên cứu trên động vật từ trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản, kết luận của nhóm nghiên cứu như sau:

    • Rễ nhàu có tác dụng lợi tiểu nhẹ, nhuận tràng nhẹ.
    • Rễ nhàu giúp dưỡng tâm an thần, giảm căng thẳng stress.
    • Rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp.

    Cụ thể như sau:

    1. Rễ nhàu giúp ổn định huyết áp

    Theo nghiên cứu của PGS-TS Đào Phan An, TS Nguyễn Trọng Thông vào năm 1981, rễ nhàu chứa hàm lượng các chất dẫn anthraquinon (damnacathal, nordamnacathal,…) có tác dụng giảm tình trạng huyết áp cao. Dân gian thường kết hợp với nhiều vị thuốc khác để dùng điều trị cho các bệnh nhân cao huyết áp.

    Rễ nhàu giúp ổn định huyết áp đối với người huyết áp cao

    Rễ nhàu giúp ổn định huyết áp đối với người huyết áp cao

    2. Rễ nhàu chữa đau lưng và nhức mỏi tay chân

    Rễ nhàu thường được đem phơi khô để sử dụng hoặc ngâm rượu để điều trị các chứng đau lưng và nhức mỏi tay chân.

    3. Rễ nhàu tăng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể

    Theo nghiên cứu từ trường Đại học Y Hà Nội, rễ nhàu trên 3 năm tuổi có chứa hàm lượng Antraquinon cao. Đây là hoạt chất có thể giúp loại bỏ các tết bào ung thư còn sót lại sau xạ trị, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể từ đó tăng sức đề kháng tự nhiên.

    4. Rễ nhàu giúp điều trị mất ngủ, dưỡng tâm an thần

    Theo cuốn “Gia y trị nghiệm” của lương y Việt Cúc, rễ nhàu có tác dụng thông huyết mạch, dưỡng tâm an thần, từ đó giúp người bệnh giảm căng thẳng, ngủ ngon giấc hơn.

    Rễ nhàu giúp điều trị mất ngủ, dưỡng tâm an thần

    Rễ nhàu giúp điều trị mất ngủ, dưỡng tâm an thần

    Bên cạnh đó, theo các thử nghiệm lâm sàng của nhóm nghiên cứu Viện Y học dân tộc TP.HCM dẫn đầu là GS. Bùi Chí Hiếu vào năm 1980 – 1985, rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp, giảm các căng thẳng, cáu gắt, khó ngủ cho người sử dụng.

    5. Ngăn ngừa oxy hóa, ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch

    Các hoạt chất có trong rễ nhàu như: beta- carotene, acid ascorbic, terpenoid, alkaloids, beta sitosterol, carotene, polyphenol như flavonoid, flavone glycosides, rutin… có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch từ đó đẩy lùi nguy cơ đột quỵ.

    Các bài thuốc dân gian từ rễ cây nhàu - hình minh họa

    Các bài thuốc dân gian từ rễ cây nhàu - hình minh họa

    >>CÁC BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:

    III. Các bài thuốc dân gian từ rễ nhàu

    Ngoài câu hỏi rễ cây nhàu có tác dụng gì thì nhiều người vẫn thắc mắc về các bài thuốc từ rễ nhàu. Dưới đây là các bài thuốc dân gian được Vital Noni tổng hợp từ bác sĩ Ngô Thị Bé Tư - Phó trưởng Khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM:

    1. Bài thuốc chữa cao huyết áp từ rễ nhàu

    Rễ nhàu (lưu ý nên dùng loại rễ của cây nhàu >3 tháng tuổi), đem rửa sạch, phơi khô sau đó thái lát nhỏ để bảo quản. Mỗi lần dùng lấy 20-40g đem sắc đậm, uống thay nước.

    Lưu ý thường xuyên kiểm tra lại huyết áp, nếu như huyết áp đã giảm thì pha loãng hơn, nên dùng liên tục trong 2 tháng để có được huyết áp ổn định.

    2. Bài thuốc chữa đau lưng

    Rễ nhàu rửa sạch, đem chặt nhỏ và phơi khô sau đó đem sao vàng. Ngâm rễ nhàu với rượu theo tỷ lệ 1kg rễ nhàu 4 lít rượu trong vòng nửa tháng. Mỗi ngày dùng 1 cốc rượu nhỏ trước bữa ăn.

    3.Bài thuốc chữa phong thấp từ rễ nhàu

    Rễ nhàu tươi: 20g, dây đau xương: 20g, thổ phục linh: 20g, cam thảo: 6g, rễ cỏ xước: 20g. Đem tất cả sắc uống, chia làm 2 lần uống và nên uống khi còn nóng.

    4. Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược từ rễ nhàu

    Rễ nhàu: 24g, thảo quyết minh (sao thơm): 12g, rau má: 8g, thổ phục linh: 8g, vỏ bưởi: 6g, gừng: 3 lát. Cách dùng: Đem thảo dược sắc cùng 1/2 lít nước, sắc còn 250ml và dùng chia thành 2 lần trong ngày, nên dùng khi còn nóng.

    5. Bài thuốc chữa đau lưng do thận từ rễ cây nhàu

    Rễ nhàu: 12g, tầm gửi cây dâu: 6g, rễ ngà voi: 8g, ngũ trảo: 12g. Đem sắc cùng 1/2 lít nước cho đến khi còn khoảng 250ml, chia làm 2 lần uống và nên uống nóng.

    Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm bổ sung như Nước cốt nhàu của Vital Noni với thành phần bổ sung thêm các loại thảo dược quý để cải thiện sức khỏe. Sản phẩm sử dụng thuận tiện và phù hợp cho mọi đối tượng.

    Nước cốt nhàu Vital noni - cho sức khỏe trỗi dậy

    Nước cốt nhàu Vital noni - cho sức khỏe trỗi dậy

    IV. Các lưu ý khi sử dụng rễ cây nhàu trị bệnh

    Một số đối tượng sau không nên sử dụng rễ nhàu:

    • Người bị huyết áp thấp: Bởi rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp.
    • Người đang mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ: Rễ nhàu có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc dị tật cho thai nhi.
    • Người bị viêm thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    Trên đây là các công dụng của rễ cây nhàu đối với sức khỏe, hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “rễ cây nhàu có tác dụng gì?”. Chân thành cảm ơn và chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe!

    Dược Sĩ  Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Dược Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hân
    Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y dược cùng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm viết bài, cung cấp cũng như xác minh các thông tin y khoa và kiến thức trên trang Vitalnoni.com.
    0
    Map
    Zalo 0867-896-678
    Hotline 0867-896-678