Ngoài các thuốc điều trị thì chế độ ăn uống là một trong những yếu tố QUAN TRỌNG NHẤT đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây là yếu tố giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, hạn chế các biến chứng do bệnh gây ra. Cụ thể, mời các bạn cùng Vital Noni tìm hiểu về 20 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường trong bài viết sau:
I. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Khi bị tiểu đường, bệnh nhân cần đảm bảo khẩu phần ăn một cách cân bằng, đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời điều chỉnh lượng đường huyết. Ngoài ra, người bệnh cần phải theo dõi và duy trì cân nặng thông qua chế độ dinh dưỡng.
1. Về nguyên tắc dinh dưỡng
Các thực phẩm dành cho người tiểu đường cần đảm bảo:
- Cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh.
- Đủ và không dư thừa lượng tinh bột, các vitamin, đạm, chất béo.
- Cần đảm bảo thực phẩm nạp vào cơ thể không gây tăng đường huyết sau khi ăn và không làm hạ đường huyết khi đói.
- Thực phẩm nạp vào giúp duy trì hoặc giảm cân nặng (nếu cần).
- Hạn chế, tránh rối loạn chuyển hóa.
- Đảm bảo hợp khẩu vị, đơn giản, không cầu kỳ và không quá đắt tiền.
2. Về phương pháp chế biến
Người bệnh tiểu đường type 2 cần lưu ý khi chế biến thức ăn:
- Hạn chế ăn các món chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ và nhiều gia vị. Nên ăn các món luộc, hấp.
- Không nên nướng các loại củ (như khoai lang, khoai tây) vì sẽ làm tăng chỉ số đường huyết của món ăn.
- Không sử dụng các sản phẩm đóng hộp, chế biến sẵn mà đặc biệt là xúc xích, thịt nguội.
- Đối với các loại hoa quả, chỉ nên ăn hoa quả tươi. Không ăn hoặc uống các loại hoa quả đã qua chế biến, chẳng hạn như nước trái cây đóng hộp.
II. 20 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường
20 loại thực phẩm sau đây được xem là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua, cụ thể là:
1. Các loại cá béo
Các loại cá béo như: Cá hồi , cá mòi, cá trích, cá cơm và cá thu,… giàu axit béo omega-3 DHA và EPA. Đây là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch[1].
Các loại cá béo là thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ [2] khuyến nghị người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại cá béo trong thực đơn. Bởi cá béo giúp ổn định huyết áp, đồng thời tác động tích cực đến nồng độ lipoprotein mà đặc biệt đây là loại thực phẩm giàu protein, có tác dụng quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo 1 báo cáo được đăng trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ [3], sử dụng cá béo thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
2. Rau xanh
Theo nguồn uy tín [4], rau xanh giàu chất xơ, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, đồng thời còn chứa nhiều nitrat có tác dụng làm giảm huyết áp.
Rau giàu chất xơ, từ đó sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Con người sẽ cảm thấy no lâu hơn và ít bị tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, các loại rau xanh chứa nhiều Protein giúp kích thích giải phóng insulin từ tuyến tụy, từ đó giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Các loại rau xanh tốt cho người tiểu đường là: rau xà lách, rau chân vịt (cải bó xôi), bắp cải, rau cần tây, rau cải lông ( Arugula),…
3. Quả bơ
Nghiên cứu [5] cho thấy, Bơ có hàm lượng carbohydrate thấp do đó không làm tăng lượng đường trong máu.
Một đánh giá năm 2012 được công bố trên Tạp chí của Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ [6] cho thấy, việc bổ sung chất xơ cho bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói. Mà trong trái bơ chứa nhiều chất xơ, do đó rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, chất béo lành mạnh có trong bơ có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, khi này bạn sẽ ít ăn vặt và tiêu thụ thêm calo. Chất béo lành mạnh trong bơ ( được gọi là chất béo không bão hòa đơn) giúp cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn.
4. Trứng
Một nghiên cứu quốc tế [7] trên 42 người trưởng thành (thừa cân mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2) cho thấy rằng ăn một quả trứng mỗi ngày giúp giảm 4,4% lượng đường trong máu lúc đói, bên cạnh đó còn cải thiện tổng thể độ nhạy insulin.
Trứng tốt cho người tiểu đường
Ngoài nguồn protein dồi dào, cùng 13 loại vitamin và khoáng chất, axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa trong trứng còn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Cả các chuyên gia y tế khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể ăn từ 6 - 12 quả trứng mỗi tuần.
5. Các loại đậu
Chứa nhiều chất xơ, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu, đậu có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Đậu giàu chất xơ, mà như đã nói ở trên, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Các loại đậu có chỉ số đường huyết GI rất thấp (GI là thước đo xếp hạng thực phẩm dựa trên khả năng làm tăng lượng đường trong máu), điều này rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Đậu cove, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu tương,… là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường.
6. Các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt
Một nghiên cứu [8] cho thấy tiêu thụ 50 gam ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày sẽ giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng giảm tình trạng viêm và tình trạng tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp bạn giảm nguy cơ tăng cân, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho vi khuẩn đường ruột, do đó làm giảm viêm và cải thiện rối loạn chức năng truyền tín hiệu insulin và tế bào beta.
Các loại ngũ cốc tốt cho người tiểu đường là: Lúa mì Farro, yến mạch, hạt diêm mạch, hạt cao lương, kiều mạch, hạt lúa mạch, lúa mỳ,…
7. Sữa chua
Sữa chua không đường và sữa chua Hy Lạp có ít carbohydrate và giàu protein. Do đó không làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra các men vi sinh trong sữa chua còn giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn, hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, một nghiên cứu dài hạn [9] trên hơn 100.000 người tham gia cho thấy rằng: việc ăn sữa chua hàng ngày giúp giảm 10% nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
8. Dầu Oliu
Dầu Oliu nguyên chất có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và cholesterol, tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong dầu oliu còn giúp giảm các biến chứng bệnh tiểu đường, giảm tình trạng viêm và tổn thương ở tế bào.
Người bị tiểu đường nên thay thế dầu ăn bằng dầu oliu
Nghiên cứu từ nguồn uy tín [10] cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sử dụng dầu oliu giảm đáng kể chỉ số đường huyết lúc đói so với người sử dụng dầu ăn thông thường. Ngoài ra, những người sử dụng dầu ô liu thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 16% so với những người không sử dụng.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh nhân tiểu đường nên thay thế dầu ăn truyền thống bằng dầu ô liu.
9. Tỏi
Một nghiên cứu [11] chỉ ra rằng, tỏi giúp cân bằng lượng đường trong máu và giúp điều chỉnh lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Tỏi có chứa allicin có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, từ đó glucose sẽ được truyền đến tế bào thông qua máu và làm giảm tiết HbA1c.
Ngoài ra, tỏi còn giàu chất chống oxy hóa, từ đó giúp người tiểu đường hạn chế các biến chứng của bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng 2-3 tép tỏi sống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn, đồng thời tăng cường sử dụng tỏi trong chế biến món ăn hàng ngày.
10. Quả Nhàu
Theo bệnh viện đa khoa MEDLATEC [12], trái nhàu chứa thành phần tự nhiên giúp cơ thể tăng độ nhạy của insulin, cải thiện tình trạng cơ thể kháng insulin. Ngoài ra, trái nhàu còn giày chất chống oxy hóa giúp hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Quả nhàu là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường
Bạn có thể sử dụng trái nhàu tươi, ép lấy nước ép và uống vào mỗi buổi sáng. Hoặc nếu không có thời gian có thể sử dụng dạng nước cốt nhàu đóng chai của Vital Noni. Sản phẩm bổ sung thêm các thành phần dược liệu quý mang đến công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe toàn diện.
Nước cốt nhàu Vital - giảm nỗi lo bệnh tiểu đường
11. Khoai lang
Theo BS CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM: Khoai lang là thực phẩm giàu tinh bột và chất xơ, tuy nhiên lượng calo, lượng đường thấp. Do đó, sẽ tạo cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm lượng thức ăn và duy trì đường huyết.
Tuy nhiên bạn nên ăn vừa phải, mỗi bữa chỉ nên ăn dưới 200g khoai lang. Chỉ nên luộc hoặc hấp, tránh chiên rán.
12. Các trái cây có múi
Theo nghiên cứu [13], các loại trái cây có múi có tác dụng điều chỉnh chuyển hóa glucose ở gan và độ nhạy insulin ở các tế bào.
Ngoài ra, trái cây có múi chứa nhiều chất xơ, nhiều vitamin C, ít glucose do đó sẽ giúp cơ thể tăng cường đề kháng, giảm tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.
13. Các loại giấm
Nghiên cứu từ nguồn uy tín [14] chứng minh rằng, giấm có tác dụng giảm đường huyết trong máu lúc đói và tăng cường độ nhạy của insulin.
Bạn nên sử dụng 1 thìa cà phê giấm táo vào mỗi buổi sáng, 30p trước khi ăn. Không chỉ hỗ trợ điều trị tiểu đường mà còn cung cấp men vi sinh tốt cho đường ruột và hệ miễn dịch.
14. Dâu tây
Một nghiên cứu kéo dài 6 tuần vào năm 2017 [15] chỉ ra rằng: polyphenol có trong quả dâu tây giúp cải thiện độ nhạy insulin, từ đó lượng đường trong máu trở nên cân bằng.
Ngoài ra, dâu tây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa là anthocyanin. Giúp cơ thể tăng cường đề kháng và hạn chế các biến chứng ở người mắc bệnh tiểu đường.
Dâu tây cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường
15. Bí đao
Bí đao là thực phẩm no lâu, ít calo và có chỉ số GI thấp, đây cũng là thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa cao.
Một nghiên cứu vào năm 2018 [16] cho thấy, bí đao làm giảm lượng đường trong máu cao nhanh chóng và hiệu quả ở những người mắc bệnh tiểu đường nặng.
16. Quả việt quất
Quả việt quất có chỉ số đường huyết là 53 nên được xem là thực phẩm có GI thấp. Việt Quất còn giàu chất xơ, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa và không làm tăng lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, quả việt quất còn chứa nhiều phytochemical là chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Ngoài ra việt quất còn có chứa thành phần anthocyanin [17] có thể làm tăng độ nhạy insulin, cải thiện quá trình hấp thu glucose trong cơ và mô mỡ.
17. Socola nguyên chất
Theo nguồn uy tín [18], sôcôla đen (nguyên chất không thêm đường) chứa polyphenol, là chất chống oxy hóa và có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên bạn nên chọn các loại socola đen, ít chất béo và không đường.
18. Đậu phụ
Đậu phụ là sản phẩm được làm từ đậu nành, khá phổ biến trong mâm cơm của người Việt. Đậu phụ có chứa flavonoid, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Isoflavone trong đậu phụ có chức năng giảm huyết áp và đường huyết.
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, đậu phụ giúp cải thiện sự hấp thu glucose trong cơ và độ nhạy insulin, giảm mức đường huyết cải thiện chức năng tuyến tụy.
Đậu phụ tốt cho người tiểu đường
19. Củ Nghệ
Chất curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do. Theo nghiên cứu [19], chất Curcumin còn có khả năng cân bằng lượng đường trong máu và giảm tình trạng kháng insulin.
Người bệnh có thể sử dụng tinh bột nghệ hòa với mật ong và nước ấm để dùng vào mỗi buổi sáng. Ngoài ra, nên sử dụng nghệ nhiều hơn trong các bữa ăn hàng ngày.
20. Bắp (ngô)
Bắp có chỉ số GI là 52 (sau khi luộc chín), thuộc dạng thấp do đó rất phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu [20], Flavonoid có trong bắp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Bắp chỉ nên luộc hoặc hấp, hạn chế các món như xào hoặc chiên bơ. Ngoài ra, nên sử dụng bắp tươi thay vì các loại sản phẩm đóng hộp.
Bắp là thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn
>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 7 loại thực phẩm người cao huyết áp nên kiêng
- Các cây thuốc Nam trị tiểu đường dễ tìm, hiệu quả cao
- Tác dụng của Trái Nhàu trị Tiểu Đường và cách sử dụng
Trên đây là 20 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường, bài viết có tham khảo các nguồn y khoa quốc tế và trong nước uy tín. Chúc quý vị thật nhiều sức khỏe và có một ngày làm việc thật hiệu quả.