Trái nhàu mang nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều có thể gây ra các tác hại như: Sẩy thai, dị tật thai nhi đối với phụ nữ có thai; hạ huyết áp với người bị huyết áp thấp; tiêu chảy nhẹ và gây dị ứng với một số loại thuốc,… Cụ thể, mời các bạn tham khảo trong bài viết sau của Vital Noni.
I. Các tác hại của trái nhàu nếu như sử dụng không đúng cách
Nếu sử dụng không đúng cách, trái nhàu có thể gây các hậu quả xấu đến sức khỏe người sử dụng như:
- Gây tiêu chảy nhẹ: Do trái nhàu có tác dụng nhuận tràng, vì thế chỉ nên sử dụng lượng vừa phải.
- Trái nhàu chứa một lượng lớn kali có thể gây tăng kali trong máu. Do đó, những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan và thận không nên sử dụng trái nhàu. (1)
- Trái nhàu có công dụng hạ huyết áp, chính vì thế người bị huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng.
- Nên thận trọng khi cho trẻ em hoặc người già sử dụng trái nhàu, bởi nếu dùng quá nhiều cố thể gây ra buồn nôn, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi.
- Trái nhàu có chứa nhiều kali, gây kích thích co bóp tử cung và dẫn đến sinh non, ngoài ra sử dụng nhiều trái nhàu cũng gây ra tình trạng ngộ độc và dị tật cho thai nhi.
- Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng trái nhàu vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. (1)
- Trái nhàu có vị chua, do đó nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây ợ chua. Hạn chế dùng trái nhàu khi đói và sau 21h, chỉ nên dùng vào ban ngày.
- Trái nhàu có thể gây phản ứng nhẹ với một số loại thuốc như: thuốc trị cao huyết áp, thuốc chống đông máu,…
Các tác hại của trái nhàu nếu như sử dụng không đúng cách
Nếu sử dụng trái nhàu mà có các dấu hiệu như: Mẫn ngứa, phát ban, sưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khó thở,… thì nên dừng sử dụng ngay.
II. Lưu ý về liều lượng sử dụng
Liều lượng sử dụng trái nhàu phù hợp là:
- Người trẻ: Uống khoảng 30ml nước ép trái nhàu mỗi ngày.
- Người khỏe mạnh: Chỉ nên uống tối đa 750ml nước trái nhàu mỗi ngày.
- Người bị chấn thương hoặc phục hồi sau phẫu thuật: Uống từ 180-240ml, theo dõi và giảm dần xuống 90-120ml/ngày.
- Người cao tuổi: Chỉ nên uống 60ml nước trái nhàu/ngày, uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Bệnh nhân ung thư: Uống 180-240ml hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Người có tiền sử bệnh lý: Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trái nhàu.
III. Cách sử dụng trái nhàu hiệu quả
Một số cách sử dụng trái nhàu phổ biến là ăn sống trực tiếp, làm nước ép nhàu, phơi khô làm trà hoặc ngâm rượu và chế biến nước cốt nhàu. Cụ thể các cách làm như sau:
1. Trái nhàu chín ăn trực tiếp hoặc làm nước ép nhàu
Cách dùng trái nhàu chín phổ biến nhất là ăn trực tiếp, có thể chấm muối để tăng hương vị. Ngoài ra, bạn có thể ép lấy nước ép hoặc ép chung với các loại củ quả khác.
Xét về công dụng, sử dụng trái nhàu tươi hoặc nước ép nhàu có tác dụng nhuận tràng, giảm cân, làm đẹp da, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp và gout.
Trái nhàu chín ăn trực tiếp hoặc làm nước ép nhàu
>>LIÊN QUAN:
- ✅#10 Bài Thuốc từ cây Nhàu điều trị Bệnh hiệu quả
- ✅Các món Ngon từ cây Nhàu: Thơm Ngon, Bổ Dưỡng
2. Làm trà trái nhàu
Trái nhàu non có thể được thu hoạch để làm trà trái nhàu, bằng cách bổ đôi và phơi khô cho đến khi nhàu chuyển sang màu đen.
Mỗi lần bạn pha 2-3 lát nhàu với nước nóng và dùng như uống trà hàng ngày.
Trà trái nhàu giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ, đau đầu và các bệnh như gout, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư,…
Làm trà trái nhàu
3. Làm nước cốt nhàu
Các bước làm nước cốt nhàu như sau:
- Bước 1: trái Nhàu chín rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Ngâm nhàu với đường trắng trong bình thủy tinh theo tỷ lệ 1kg nhàu với 200g đường trắng. Cứ 1 lớp nhàu rải 1 lớp đường.
- Bước 3: Đậy kín nắp, chờ 1 tháng sau đó đem vắt phần nhàu đã ngâm để lấy nước cốt. Chắt nước cốt vào chai và để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Nước cốt nhàu có công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gout, đau lưng xương khớp, các bệnh tim mạch, bệnh ung thư,… và nhiều chứng bệnh khác.
Làm nước cốt nhàu
4. Trái nhàu ngâm rượu
Cách làm rượu nhàu như sau:
- Bước 1: Trái nhàu non đem rửa sạch, bổ đôi và phơi 3-4 nắng. Đến khi nhàu chuyển sang màu đen là được.
- Bước 2: Dùng trái nhàu khô ngâm với rượu gạo trong bình thủy tinh, tỷ lệ 1kg nhàu với 3lít rượu.
- Bước 3: Đậy kín nắp, để bình nơi thoáng mát trong 1 tháng là có thể dùng được.
Trái nhàu ngâm rượu đặc biệt hiệu quả với người đau lưng và xương khớp, ngoài ra nó còn giúp bạn cải thiện giấc ngủ, chống đau đầu.
Trái nhàu ngâm rượu
Bài viết có tham khảo các nguồn Y khoa nước ngoài uy tín:
1. Ali M, Kenganora M, Santhepete M. Lợi ích sức khỏe của Morinda citrifolia (Noni): Tạp chí Dược lý. 2016;8(4):321–34. Link: https://www.phcogj.com/sites/default/files/10.5530pj.2016.4.4.pdf