Quả nhàu có tác dụng điều trị ho, cảm, đau đầu hiệu quả và đã được y học cổ truyền ứng dụng từ xưa đến nay. Trong bài viết này Vital Noni xin giới thiệu 6 cách cách trị ho tại nhà từ cây nhàu cực kỳ đơn giản và hiệu quả, mời quý vị tham khảo:
I. Tổng quan về cây nhàu
Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia thuộc họ cà phê (Rubiaceae), ở Việt Nam còn được biết đến với tên gọi là cây Ngao, Nhàu núi,… Cây nhàu mọc nhiều ở khu vực miền trung Việt Nam.
Nhàu là cây thân gỗ có chiều cao khoảng 6-8m, thân và cành nhẵn. Lá to, bóng, mọc đối xứng và có hình dạng bầu dục dài từ 12 – 30cm, rộng 6-15cm. Hoa nhàu có màu trắng, thường mọc ở ngọn cành hoặc cuống lá. Quả nhàu có hình trứng, quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng mỡ gà, bóng, bên trong thịt mềm, nhiều hạt màu đen.
Cây nhàu được xem là cây thuốc quý dân gian, hầu hết các bộ phận trên cây nhàu đều có thể làm thuốc. Từ lá cây, rễ, vỏ cây đến quả nhàu.
II. Công dụng của cây nhàu đối với điều trị bệnh
Trong đông y, các thành phần từ cây nhàu từ xa xưa đã là phương thuốc chữa nhiều bệnh như: Ho, sốt, đau đầu, táo bón, trị mụn nhọt, điều hòa huyết áp, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt,…
Ngoài ra, nhàu còn chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất thiết yếu, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, chống gốc tự do.
>>CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
- ✅Rễ Cây Nhàu có tác dụng gì? Các bài thuốc từ Rễ Nhàu
- ✅Lá Nhàu có tác dụng gì? Lá Nhàu trị bệnh gì?
- ✅Tác dụng của quả Nhàu trong bảo vệ Sức Khỏe và trị Bệnh
Đặc biệt, trái nhàu và lá nhàu thường được sử dụng để điều trị ho, đau đầu, hạ sốt ở trẻ em và người lớn. Cụ thể cách điều trị như sau:
III. #6 cách trị ho tại nhà từ cây nhàu
Dưới đây là 6 cách trị ho, đau đầu, hạ sốt tại nhà từ cây nhàu, mời quý vị tham khảo:
1. Sử dụng trái nhàu chín nướng để trị ho tại nhà
Trái nhàu chín bạn rửa sạch, sau đó đem nướng qua và bóc vỏ, dùng ngay khi còn ấm để điều trị ho. Đây là cách đơn giản song lại vô cùng hiệu quả.
Sử dụng trái nhàu chín nướng để trị ho tại nhà
Ngoài công dụng trị ho, hạ sốt thì nếu dùng 1 quả ngày mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm cân, tăng cường sức đề kháng cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn.
2. Làm nước ép trái nhàu và dứa để trị ho
Dứa có chứa nhiều enzyme bromelain có công dụng chống viêm, hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp. Kết hợp cùng trái nhàu sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ho, long đờm,…
Công thức làm nước ép trái nhàu và dứa để trị ho như sau:
- Nhàu chín: 2 quả.
- Dứa: 1/4 quả, gọt vỏ.
- Muối: 1/4 thìa.
- Mật ong: 1 thìa.
Làm nước ép trái nhàu và dứa để trị ho
Cách làm như sau:
Quả nhàu chín đem thái lát mỏng và xay cùng dứa bằng máy xay sinh tố, sau đó lọc lấy phần nước cốt (Nếu có máy ép thì chỉ cần ép nước cốt). Lấy phần nước cốt đổ ra ly và thêm muối + mật ong, khuấy đều và thưởng thức.
3. Trái nhàu ngâm đường phèn trị ho hiệu quả
Trong nhà bạn nên ngâm sẵn một hũ nhàu ngâm đường phèn để sử dụng khi bị ho, cách làm như sau:
Nhàu chín bạn đem bổ đôi hoặc thái lát, sau đó ngâm cùng đường phèn theo tỷ lệ 1kg nhàu tươi : 350g đường phèn trong bình thủy tinh. Lưu ý, rải nhàu và đường từng lớp một để quá trình ngâm được nhanh hơn. Sau cùng bạn rải trên mặt 1 vài lát gừng, ngâm trong 3 tuần đến 1 tháng là có thể sử dụng được.
Trái nhàu ngâm đường phèn trị ho hiệu quả
Cách dùng như sau: Mỗi ngày dùng 2 thìa nước cốt nhàu ngâm đường phèn (sáng và tối trước khi ăn), dùng liên tục cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
4. Làm nước cốt nhàu mật ong trị ho
Với cách này, bạn ép quả nhàu lấy nước cốt sau đó pha cùng mật ong theo tỷ lệ 1:1. Lưu ý, nên dùng trong 2h sau khi ép để có tác dụng tốt nhất. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng và tối trước khi ăn.
Nước cốt nhàu mật ong ngoài công dụng trị ho còn giúp điều trị các bệnh về dạ dày, tiểu đường, giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn.
>>LIÊN QUAN:✅Trái Nhàu ngâm Mật Ong: Công dụng và Cách làm
5. Làm món lươn um lá nhàu trị ho
Ngoài uống, bạn có thể kết hợp sử dụng lá nhàu để chế biến các món ăn vừa thơm ngon, vừa có công dụng trị ho hiệu quả. Một trong số đó là món lươn um lá nhàu, nguyên liệu và cách chế biến cụ thể như sau:
Nguyên liệu:
- Lươn đồng: 1kg.
- Lá Nhàu non: 500g (khoảng 4-5 lá).
- Các nguyên liệu nêm nếm: Dừa nạo, sả, bột cà ri, hành tím, tỏi, nghệ tươi…
Sơ chế nguyên liệu:
- Hành tím, tỏi, sả băm nhỏ.
- Lá nhàu thái sợi.
- Củ nghệ đâm nhuyễn.
- Dừa nạo xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
- Lươn làm sạch nhớt (dùng tro hoặc muối để xát), lấy bỏ phần máu tanh bên hông. Cắt khúc nhỏ và khứa từng khứa nhỏ trên mình.
- Ướp lươn cùng các muối, tỏi, hành tím, hạt nêm, nghệ, bột ngọt trong vòng 30 phút để gia vị thấm vào lươn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho 1 ít dầu ăn lên chảo, chờ dầu nóng cho tỏi, hành và sả băm phi thơm lên.
- Bước 2: Cho lươn đã ướp vào xào cho đến khi lươn săn lại, thêm 50g bột cà ri, nước cốt dừa vào.
- Bước 3: Um lươn trong lửa nhỏ khoảng 30 phút.
- Bước 4: Gần chín thì cho lá nhàu vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, đảo đều và cho ra dĩa để thưởng thức.
>>LIÊN QUAN:✅Các món Ngon từ cây Nhàu: Thơm Ngon, Bổ Dưỡng
6. Sử dụng nước cốt nhàu điều trị ho hiệu quả
Sản phẩm nước cốt nhàu đóng chai Vital có công dụng hỗ trợ điều trị ho, sốt, cảm cúm. Ngoài ra, với sự kết hợp cùng các loại thảo dược quý giúp chăm sóc sức khỏe từ sâu bên trong. Nước cốt nhàu hỗ trợ điều trị các bệnh như: Tiểu đường, Gout, các bệnh về dạ dày, đau lưng, đau xương khớp, … Đặc biệt, hoạt chất damnacanthal có trong nước cốt nhàu giúp kích thích quá trình chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính, từ đó ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư.
Sử dụng nước cốt nhàu điều trị ho hiệu quả
Trên đây là 6 cách trị ho tại nhà từ cây nhàu đơn giản và hiệu quả tại nhà. Chúc các bạn áp dụng thành công!